Một số người lại không nhận ra hơi thở của mình có vấn đề bởi vì mọi người xung quanh ngại nói cho họ biết điều tế nhị đó. Chứng hôi miệng khiến bạn ngại khi giao tiếp với người khác.
Thật may mắn, vấn đề này có thể được điều chỉnh một cách dễ dàng. Những điều có thể giúp cải thiện tình trạng hơi thở “rau mùi” của bạn đó là: vệ sinh răng miệng tốt, thường xuyên đến nha sĩ để kiểm tra, và loại trừ bất kỳ yếu tố nào có thể làm cho hơi thở của bạn trở nên khó chịu (như một số loại thuốc, chế độ ăn, và thực phẩm).John Woodall - một nha sĩ tại Raleigh đã cho rằng: “Chắc chắn là hơi thở hôi có thể làm hỏng một mối quan hệ”.
1. Bạn có bị hôi miệng không?
Hôi miệng thường được gây ra bởi sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng gây viêm và tiết ra mùi độc hại, khó chịu hoặc các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.
Hầu hết mọi người đều có hơi thở khó chịu tại cùng một số thời điểm, chẳng hạn như khi vừa thức giấc vào buổi sáng.
Nếu bạn không chắc chắn về hơi thở của mình, cách tốt nhất để tìm hiểu là nhờ một người thân kiểm tra giúp – “Liệu hơi thở của tôi có mùi không?”.
“Bởi vì thực sự khó có thể nói một mình” - Tina Frangella, DDS, một nha sĩ ở New York, nói với WebMD.
2. Nguyên nhân gì gây ra chứng hôi miệng?
Không có thống kê về tỷ lệ phần trăm dân số có hơi thở hôi. Đó là bởi vì các nghiên cứu thường dựa vào báo cáo của một số người nào đó và có thể không chính xác.
>>> xem thêm: chống hôi miệng
Nhưng nghiên cứu cho thấy, khoảng 80% những người hôi miệng có nguyên nhân xuất phát từ vấn đề răng miệng.
Ví dụ: sâu răng, bệnh nướu răng có thể dẫn đến hôi miệng; hay do thức ăn bị mắc kẹt trong các ngóc ngách, vết sưng tấy của amidan ; vết nứt vỡ, những rãnh ở vùng sần sùi của răng giả không được vệ sinh sạch sẽ cũng dễ gây ra mùi khó chịu trong khoang miệng.
Bạn cũng sẽ muốn đi khám bác sĩ để loại trừ những vấn đề như trào ngược axit, chất lỏng sau miệng nhỏ giọt xuống cuống họng, và những nguyên nhân khác gây khô miệng mãn tính.Một số tình trạng bệnh lý trong cơ thể cũng có thể khiến cho hơi thở của bạn xuống dốc nhanh chóng. Tiêu biểu nhất phải kể đến bệnh tiểu đường, bệnh gan, viêm đường hô hấp và viêm phế quản mãn.
3. Thường xuyên đến gặp nha sĩ để kiểm tra
Khi đã xác định được nguyên nhân gây hôi miệng, hãy cố gắng giữ các cuộc hẹn theo lịch trình với các nha sĩ tại phòng khám.
“Bạn sẽ thực sự muốn gặp nha sĩ 6 tháng một lần hoặc ít nhất là mỗi năm 1 lần," Frangella nói.
4. Thường xuyên đánh răng
Vệ sinh răng miệng tốt cũng là chìa khóa để chống hôi miệng. Tốt nhất, bạn nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để giúp giảm vi khuẩn gây mùi hôi trong miệng.
Frangella khuyến cáo sử dụng một bàn chải đánh răng điện bởi lí do bàn chải đánh răng điện phân phối một chuyển động thẳng đều, giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn so với khi sử dụng bàn chải đánh răng bằng tay truyền thống.
Một số loại nước súc miệng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng, làm giảm vi khuẩn gây mảng bám và chống hôi miệng. Chú ý đến loại nước chứa chất sát khuẩn hoặc kháng khuẩn, chứ không phải tìm loại có tác dụng như mỹ phẩm – chỉ đơn thuần làm cho hơi thở thơm mát.
5. Cân nhắc thực phẩm bạn ăn hàng ngày
Những gì bạn ăn ảnh hưởng đến những gì bạn thở ra. Đó là bởi vì sau khi thức ăn được tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu thì mùi vị sẽ bị đẩy ra bởi phổi của bạn khi hít thở.
Nên ăn chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng ở mức độ đều đặn. Một số chế độ ăn - chẳng hạn như ăn chay cực đoan và chế độ ăn Low carb (ít calory) – dễ làm cho bạn có mùi hôi trong hơi thở.
>>> xem thêm: bệnh hôi miệng có chữa được không
Tránh ăn tỏi, hành, và một số loại thực phẩm nhiều gia vị khác. Người sử dụng tỏi thường xuyên có thể không chỉ có hơi thở hôi mãn tính, họ cũng thường có mùi cơ thể, Woodall nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét