Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Có nên dùng thuốc chữa đau răng không

Đau răng là triệu chứng của bệnh răng miệng rất phổ biến xảy ra trên mọi lứa tuổi. Có nhiều cách chữa đau răng nhưng không phải phương pháp nào cũng hiệu quả tối đa, thuốc cũng không phải ngoại lệ.

Đau răng báo hiệu cho chúng ta biết tình trạng sức khỏe răng miệng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau răng, để điều trị dược hiệu quả, chúng ta phải nắm bắt được những nguyên nhân của căn bệnh này.

635457396387471103timthumb

Nguyên nhân gây đau răng

Sâu răng, Viêm lợi, Viêm quanh răng (Bệnh nha chu) là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng ở mọi lứa tuổi. Với lứa tuổi trẻ nhỏ thì Sâu răng là vấn đề phiền toái nhất, còn với người lớn và người cao tuổi thì Bệnh lý quanh răng (Bệnh nha chu) như Viêm lợi lại đáng chú ý hơn cả. Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh lý trên là:

  • Mảng bám: Khi vệ sinh răng miệng không thường xuyên và đúng cách, ăn những món ăn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành mảng bám như đồ ngọt, đồ có chất bám dính. Mảng bám có trên tất cả các bề mặt của răng, đặc biệt là răng hàm, nơi thức ăn thừa còn sót lại nhiều nhất. Mảng bám là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất và là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi. Từ đó xuất hiện những cơn đau răng gây khó chịu. Đặc biệt, khi sâu răng tới tủy răng thì cơn đau buốt, nhức khiến người bệnh không thể chịu được, mặc dù đã sử dụng thuốc giảm đau.
  • Vi khuẩn trong miệng: Trong khoang miệng chúng ta luôn tồn tại vô số những loại vi khuẩn, cả có hại và vô hại. Loại vi khuẩn gây bệnh trong miệng chủ yếu là Streptococus Mutans gây bệnh Sâu răng, Vi khuẩn P.gingivalis gây bệnh ở mô quanh răng như viêm quanh răng, viêm lợi….
  • Suy giảm sức đề kháng: Những người có sức đề kháng yếu, chưa hoàn thiện, đặc biệt là ở trẻ em, người bị mắc các bệnh mạn tính khi mắc các bệnh do siêu vi gây nên (như sởi, đậu mùa) rất dễ bị vi khuẩn tấn công vào răng miệng nếu không vệ sinh sạch sẽ.
  • Thiếu vitamin: Vitamin C rất quan trọng cho hệ miễn dịch của cơ thể chống lại những vi khuẩn gây bệnh. Thiếu vitamin C khiến lợi bị viêm nhiễm, sưng tấy, chảy máu chân răng, dưới da. Ngoài ra thiếu vitamin D3, Vitamin A, Canxi, Flour cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh về răng miệng, đặc biệt là đau răng.
  • Do chấn thương: Những sự cố như tai nạn giao thông, ngã, ẩu đả… tác động tới răng khiến răng bị sứt mẻ, gãy, sưng lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây đau răng.
  • Do mọc răng khôn: Trong độ tuổi từ 16-45 của một người bình thường có thể diễn ra quá trình mọc răng khôn. Khi răng khôn mọc lệch cũng là lúc bạn phải hứng chịu những cơn đau triền miên, thậm chí có những người phát ốm vì đau răng do mọc răng khôn.
  • trám răng thẩm mỹ ở đâu tốt

Có nên dùng thuốc chữa đau răng

Như igygate.vn đã phân tích ở trên, tùy vào nguyên nhân gây đau răng mà bạn sẽ được tư vấn những loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, thuốc luôn là con dao hay lưỡi, chữa được đau răng nhưng có thể gây ra tác dụng phụ do phản ứng của cơ thể với các thành phần của thuốc.

Đối với những bệnh nhân bị đau răng bị đau răng dữ dội, có viêm nhiễm thì các bác sỹ có thể sử dụng những thuốc kháng sinh đặc trị viêm răng lợi, kết hợp với các thuốc giảm đau, chống viêm để làm giảm tình trạng đau cấp tính. Bệnh nhân cũng nên sử dụng thêm các loại vitamin C, A, D3, B2 để giúp tăng sức đề kháng cơ thể và cho răng lợi.

Các biện pháp chữa đau răng khác

Ngoài sử dụng các loại thuốc để điều trị đau răng, bạn có thể tham khảo thêm những phương pháp điều trị sâu răng hiệu quả mà đơn giản nhử sử dụng muối, chanh, nước đá, gừng, tỏi…

>>> xem thêm: giá tiền trám răng thẩm mỹ

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Chữa viêm chân răng hiệu quả với thuốc nam

Viêm chân răng là một trong những bệnh lý răng miệng nguy hiểm, làm ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Để điều trị khỏi người bệnh sẽ cần một khoảng thời gian nhất định, quá trình điều trị và hiệu quả như thế nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu chưa có thời gian đến các trung tâm nha khoa thì bạn có thể tham khảo những cách chữa viêm chân răng bằng thuốc nam hiệu quả từ Đông Y với các nguyên liệu dễ tìm ngay sau đây nhé!

– Theo Đông y thì hầu hết các bệnh viêm nướu, viêm chân răng đều xuất phát từ các yếu tố bên trong cơ thể. Nguyên nhân chính là do cơ địa hay nhiệt trong cơ thể nhiều do ăn quá nhiều đồ cay, nóng, uống nhiều rượu, bia, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh trong thời gian dài hay những người mắc phải các tiền sử bệnh lý nhiễm trùng, viêm xoang,…sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu cao hơn rất nhiều.

Sau đây một số cách chữa viêm chân răng bằng thuốc nam

* Gừng tươi

   Gừng là một gia vị phổ biến và cũng là một vị thuốc từ thiên nhiên có nhiều công dụng trong việc chữa được nhiều bệnh. Theo Đông Y thì gừng có tính ấm,  giúp giảm sưng, viêm và giảm đau rất tốt.

– Gừng tươi bạn nên cắt nhỏ và phơi khô, sau đó lấy 1 nắm gừng đã phơi khô để sắc lấy nước uống hàng ngày. Bạn chỉ cần uống 2 đến 3 lần một ngày cho đến khi thấy nướu đã hết sưng đau thì dừng lại. Bạn nên lưu ý pha loãng nước gừng ra để uống vì trong gừng có đặc tính nóng, không nên uống quá nhiều tránh làm nóng cơ thể.

* Hoa cúc

  Hoa cúc là một loại dược liệu có tác dụng thanh lọc, giải độc và làm mát cơ thể rất tốt. Bạn nên hái một nắm hoa cúc tươi giã nát và vắt lấy nước để uống, sử dụng đều đặn từ 2 đến 3 lần trong vòng 1 tháng. Hoặc có thể lấy hoa cúc để pha thành trà uống thay nước mỗi ngày, cơ thể sẽ vừa được thanh lọc và mang lại cho bạn một hơi thở thơm mát.

* Trẻ bị viêm chân răng có thể chữa với hạt táo

– Hạt táo là nguyên liệu rất dễ tìm và có công dụng hiệu quả trong viêm điều trị viêm chân răng. Bạn lấy hạt táo đốt thành than, sau đó đem nghiền thật nhuyễn và đắp vào chân răng, nướu sẽ từu từ hết sưng đỏ.

 * Rau sam

– Rau sam là một loại cây dại mọc ở nhiều nơi và ít ai biết được những công dụng bất ngờ từ nó. Với đặc tính lạnh, có vị chua và không chứa độc tố, rau sam có tác dụng tốt trong việc sát trùng, chữa được các chứng viêm chân răng, chảy áu chân răng rất hiệu quả. Bạn chỉ việc lấy một nắm rau sam để nấu thành canh ăn hàng ngày, nướu răng sẽ hết sưng đau nhanh chóng.

* Cây cỏ xước: Cây cỏ xước là một loại dược liệu mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh trong Đông Y, có vị đắng, chua, tính bình. Để chữa bệnh viêm chân răng, bạn chỉ việc lấy cây cỏ xước sắc làm nước uống hàng ngày sẽ thấy hiệu quả.

* Thạch cao sống: Thạch cao kết hợp với băng phiến, tán thành bột cũng là một bài thuốc giúp giảm tình trạng nướu răng sưng đỏ rất tốt.

    Cách chữa viêm chân răng bằng các bài thuốc nam tuy rất tốt nhưng đây chưa phải là phương pháp điều trị tạm thời. Theo các Bác sĩ nha khoa Đăng Lưu thì người bệnh viêm chân răng cần được khám bởi các Y Bác sĩ am hiểu sâu về nghiệp vụ chuyên môn mới có thể chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị triệt để. Tránh trường hợp để bệnh kéo dài, gây ra những diễn biến xấu sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc như răng mất răng.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu

Nha chu là một bệnh thường gặp ở răng miệng thuộc về các mô quanh răng. nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì tác hại của bệnh hết sức nguy hiểm. Bài viết dưới dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu để có thể tự mình phòng ngừa khi còn sớm.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu chính là những vi khuẩn tích tụ trong những mảng bám lâu ngày trên răng do không được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Nha chu là bệnh có thể diễn biến theo hai giai đoạn cơ bản là viêm nướu và viêm nha chu. Nếu như khi ở giai đoạn viêm nướu thì khả năng phục hồi là rất cao. Tuy nhiên nếu như lúc bị viêm nướu mà mọi người không chú ý và chữa trị kị thời thì bệnh sẽ diễn tiến ngày một nặng hơn và dẫn đến bị viêm nha chu. Lúc này đây những vi khuẩn tích tụ cùng với sự hình thành của các mảng bám vôi răng sẽ là nguyên nhân khiến cho răng bị lung lay và có nguy cơ mất răng là rất lớn.

Bệnh nha chu có thể được phát hiện với những dấu hiệu nhận biết sau đây:

Thứ nhất, đó là hiện tượng chảy máu khi chải răng. Nếu như mọi người chú ý đến việc này thì hoàn toàn có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh mà mình hay mắc phải;

>>> xem thêm: thuốc điều trị viêm nha chu

Thứ hai, là việc nướu răng bị sưng tấy đỏ lên;

Thứ 3, là vôi răng đóng thành từng mảng lớn ở cổ răng;

Thứ tư là hiện tượng hơi thở trở nên hôi và khó chịu;

Nặng hơn nữa sẽ có những triệu chứng như: Nhai thức ăn bị đau răng; Răng bị lung lay hoặc thư a ra; Có ổ mủ hoặc mủ chảy ra giữa răng và nướu ở vùng cổ răng.

Dựa vào những dấu hiệu nhận biết trên, mọi người có thể dễ dàng phòng ngừa bệnh nha chu, tránh cho bệnh diễn tiến nặng hơn. Vì ông cha ta vẫn thường khuyên răn rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, ngay từ bây giờ, mọi người cần tìm mọi biện pháp để phòng ngừa tích cực bệnh nha chu.

Cụ thể, bạn cần phải chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng cách đánh răng với kem đánh răng chứa Flour và bàn chải lông mềm. Việc đánh răng cũng cần chú ý vì tốt nhất là đánh răng sau các bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ để lấy sạch những mảng bám thức ăn dư thừa còn sót lại trên các kẽ răng; Khi chải răng cũng nên chải theo góc 45 độ, chải theo chiều từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài một cách nhẹ nhàng trong vòng 3-4 phút. Ngoài ra, mọi người cũng nên tạo cho mình thói quen dùng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng hằng ngày. Đồng thời phải thường xuyên đi lấy vôi răng và khám răng theo định kỳ 6 tháng/ một lần.

>>> xem thêm: benh viem nha chu co chua duoc khong

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu

Nha chu là một bệnh thường gặp ở răng miệng thuộc về các mô quanh răng. nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì tác hại của bệnh hết sức nguy hiểm. Bài viết dưới dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu để có thể tự mình phòng ngừa khi còn sớm.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu chính là những vi khuẩn tích tụ trong những mảng bám lâu ngày trên răng do không được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Nha chu là bệnh có thể diễn biến theo hai giai đoạn cơ bản là viêm nướu và viêm nha chu. Nếu như khi ở giai đoạn viêm nướu thì khả năng phục hồi là rất cao. Tuy nhiên nếu như lúc bị viêm nướu mà mọi người không chú ý và chữa trị kị thời thì bệnh sẽ diễn tiến ngày một nặng hơn và dẫn đến bị viêm nha chu. Lúc này đây những vi khuẩn tích tụ cùng với sự hình thành của các mảng bám vôi răng sẽ là nguyên nhân khiến cho răng bị lung lay và có nguy cơ mất răng là rất lớn.

Bệnh nha chu có thể được phát hiện với những dấu hiệu nhận biết sau đây:

Thứ nhất, đó là hiện tượng chảy máu khi chải răng. Nếu như mọi người chú ý đến việc này thì hoàn toàn có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh mà mình hay mắc phải;

>>> xem thêm: thuốc điều trị viêm nha chu

Thứ hai, là việc nướu răng bị sưng tấy đỏ lên;

Thứ 3, là vôi răng đóng thành từng mảng lớn ở cổ răng;

Thứ tư là hiện tượng hơi thở trở nên hôi và khó chịu;

Nặng hơn nữa sẽ có những triệu chứng như: Nhai thức ăn bị đau răng; Răng bị lung lay hoặc thư a ra; Có ổ mủ hoặc mủ chảy ra giữa răng và nướu ở vùng cổ răng.

Dựa vào những dấu hiệu nhận biết trên, mọi người có thể dễ dàng phòng ngừa bệnh nha chu, tránh cho bệnh diễn tiến nặng hơn. Vì ông cha ta vẫn thường khuyên răn rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, ngay từ bây giờ, mọi người cần tìm mọi biện pháp để phòng ngừa tích cực bệnh nha chu.

Cụ thể, bạn cần phải chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng cách đánh răng với kem đánh răng chứa Flour và bàn chải lông mềm. Việc đánh răng cũng cần chú ý vì tốt nhất là đánh răng sau các bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ để lấy sạch những mảng bám thức ăn dư thừa còn sót lại trên các kẽ răng; Khi chải răng cũng nên chải theo góc 45 độ, chải theo chiều từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài một cách nhẹ nhàng trong vòng 3-4 phút. Ngoài ra, mọi người cũng nên tạo cho mình thói quen dùng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng hằng ngày. Đồng thời phải thường xuyên đi lấy vôi răng và khám răng theo định kỳ 6 tháng/ một lần.

>>> xem thêm: benh viem nha chu co chua duoc khong

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Tác dụng của cạo vôi răng định kỳ

Cạo vôi răng – Tác dụng của Cạo Vôi Răng định kỳ 6 tháng 1 lần

Hôm nay Nha Khoa Denta sẽ chỉ cho các bạn biết vôi răng là nguyên nhân chính gây viêm nướu, viêm nha chu, khiến hơi thở có mùi hôi… Nên cạo vôi răng 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Có nên lấy cao răng thường xuyên không?

Theo bác sĩ cạo vôi răng Nguyễn Đức Minh, Phó Gíám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP HCM, vôi răng là hiện tượng do tích tụ mảng bám từ những mảnh vụn thức ăn, theo thời gian được vôi hóa và tạo thành những mảng rất cứng bám chặt vào cổ răng, nơi tiếp giáp giữa răng và nướu.

>>> xem thêm: cách trị hôi miệng đơn giản hiệu quả

Vôi răng không thể được lấy đi bằng cách chải răng thông thường, mà chỉ có thể được làm sạch bởi việc điều trị nha khoa như cạo vôi răng, đánh bóng… với những dụng cụ chuyên biệt.

Vôi răng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh hôi miệng và bệnh viêm nha chu với những biểu hiện như nướu sưng đỏ, dễ chảy máu, chảy mủ, tụt nướu, tiêu xương ổ răng, làm răng dài ra và lung lay, cuối cùng có thể dẫn đến rụng răng. Do đó cạo vôi răng thường xuyên là 1 điều nên làm 6 tháng 1 lần.

Theo bác sĩ Minh, thông thường nên đi cạo vôi rắng và đánh bóng răng 6 tháng một lần, ngoài trừ những trường hợp bệnh nhân bị bệnh nha chu nặng thì có thể cạo 3 tháng một lần, tùy theo chỉ định của nhà chuyên môn. Nếu chải răng đúng phương pháp và đúng thời điểm, vôi hình thành ít hơn thì chỉ cần cạo vôi răng một lần mỗi năm.

Không nên đợi có vôi răng mới đi cạo vôi răng, vì khi vôi răng hình thành thì nó đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả.

Một số lưu ý trong chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi cao cao rang :

– Chải răng ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Khi chải răng, lưu ý chải theo chiều dọc của chân răng, giúp làm sạch được mảng bám đọng lại trên vùng kẽ giữa hai răng. Việc chải theo chiều ngang sẽ làm mòn cổ răng.
– Hạn chế thức ăn đường, bột và thức ăn có đặc tính dính, dễ bám trên bề mặt răng.
– Khám răng định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm những bệnh răng miệng mới khởi phát và những lệch lạc để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Mẹo nhỏ đánh tan mùi hôi miệng do tỏi

Hôi miệng không thể tránh khỏi khi bạn ăn tỏi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn yên tâm khi có cách khử mùi hôi miệng dưới đây:

Tỏi là gia vị giúp món ăn thêm ngon hơn. Thế nhưng, mùi đặc trưng nấn ná lâu dài trong hơi thở khiến không ít người e ngại khi thưởng thức các món ăn chứa tỏi.

Nỗi lo này mới đây đã được các nhà nghiên cứu ĐH bang Ohio (Mỹ) giải tỏa qua một danh sách thực phẩm quen thuộc có khả năng làm sạch hơi thở. Theo đó, táo, nước chanh và bạc hà đặc biệt hiệu quả trong việc khử mùi hôi miệng. Trà xanh, rau mùi tây và cải bó xôi cũng có lợi ích tương tự.

Nguyên nhân khiến hơi thở đầy mùi tỏi bắt nguồn từ allyl methyl sulphide (AMS). Đây là một hợp chất trong tỏi và không thể bị phá hủy trong quá trình tiêu hóa. Nó thoát ra ngoài qua hơi thở, mồ hôi và gây mùi.

Từ cơ sở này, nghiên cứu yêu cầu các tình nguyện viên ăn tỏi sống và đo nồng độ bốn hợp chất có mùi khó chịu nhất của tỏi. Sau đó, họ ăn các loại thực phẩm được cho là có khả năng tống tiễn mùi tỏi và kiểm tra kết quả bằng máy đo mùi hôi.

Răng thưa có trám được không thưa bác sỹ?

Theo kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Food Science, táo tươi là thực phẩm trị mùi tỏi đặc biệt hữu hiệu. Tác giả nghiên cứu, giáo sư Sheryl Barringer giải thích sở dĩ táo có công dụng như trên là nhờ khả năng khử được mùi enzym trong tỏi.

Ngoài ra, tất cả thực phẩm có thể loại bỏ mùi hôi hiệu quả đều giàu polyphenols, chất có thể phân hủy các hợp chất gây mùi hăng cay của tỏi. Axit của chanh cũng giúp góp phần tích cực vào quá trình khử mùi này. Giáo sư Barringer còn đưa ra lời khuyên kết hợp các thực phẩm trên với tỏi nếu có thể để đạt được hiệu quả loại bỏ mùi tốt nhất.

Trong nghiên cứu trước đây của mình, giáo sư Barringer cũng phát hiện công dụng đánh bật mùi tỏi của sữa. Chỉ một cốc sữa 200 ml có thể giảm nồng độ AMS trong hơi thở tới 50%. Theo đó, sữa nguyên kem mang lại hiệu quả khả quan hơn so với sữa gầy, nhất là khi dùng kèm trong bữa ăn, thay vì được uống sau đó.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng cách làm hết hôi miệng nhỏ dưới đây

- Cách đơn giản nhất là các bạn nhai 1 thanh kẹo cao su để khử mùi. Tuy nhiên kẹo cao su  chỉ có tác dụng chữa cháy thôi, chỉ một ít phút sau mùi tỏi sẽ lại thoang thoảng.

- Để khử mùi tỏi các bạn hãy nhai 1 ít chè khô, loại dùng để chế nước uống hoặc uống 1 ly nước trà đặc.

- Nếu không quen uống nước trà, các bạn cũng có thể uống 1 ly sữa bò tươi để khử mùi tỏi. Ngậm một muỗng đường cát trắng trong miệng cho đến khi tan hết, sau đó uống một ly nước, mùi hôi do thức ăn để lại cũng sẽ tan dần theo.

- Nếu trong nhà bếp của bạn có sẵn rau cần tây hãy nhai sống 1 - 2 nhánh cần tây, mùi cần sẽ có thể át được mùi tỏi.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Cạo vôi răng giá bao nhiêu tiền thì hợp lý

Chào bác sĩ. Em hiện nay 27 tuổi đã một lần đi cạo vôi răng cách đây đã hơn 3 năm rồi và giờ em thấy hơi thở mình có mùi, cộng thêm khi em đưa lưỡi ra trước và soi gương thì thấy một lớp vôi dày dưới chân răng màu hơi vàng. Nhưng em đang thắc mắc không biết nha khoa Hoàn Mỹ mình hiện cạo vôi răng bao nhiêu tiền? Vì lâu quá chưa đi cạo vôi lại nên chưa biết giá chính xác. Mong Bác sĩ sớm hồi đáp ạ.

Dungpham……1987@gmail.com

Trước tiên cám ơn bạn đã giởi câu hỏi thắc mắc đếntrung tâm nha khoa Hoàn Mỹ chúng tôi. Trước khi trả lời câu hỏi cạo vôi răng giá bao nhiêu tiền thì bạn hãy đọc thêm thông tin dưới đây về quy trình và công nghệ cạo vôi răng của nha khoa.

>>> xem thêm: có nên lấy cao răng không

Như bạn đã biết cạo vôi răng là lấy sạch phần mãng bám, vết dính trên và cả dưới nướu răng nhằm tạo cho bệnh nhân cảm giác ngon miệng khi ăn uống, giảm thiểu mùi hôi khi nói chuyện và cả việc thẩm mỹ nữa. Khi đến với Hoàn Mỹ chúng tôi bạn sẽ được nha sĩ thăm khám tình trạng răng miệng trước, rồi báo thời gian điều trị cũng như chi phí mà bạn quan tâm.

   Hiện nay nha khoa sử dụng máy cạo vôi siêu âm, khi lấy vôi răng bạn sẽ không sợ bị ê buốt như phương pháp truyền thống. Với tình trạng răng miệng của bạn như bạn đã miêu tả phía trên thì vôi răng nhiều hơn so với người bình thường cạo vôi 6 tháng/1 lần. Lẽ ra trong vòng 3 năm ấy bạn phải cạo vôi 6 lần. Nếu để lâu thêm nữa bệnh nha chu sẽ tiến triển trầm trọng, gây tụt nướu và dẫn đến rụng răng phải nhổ bỏ nguyên hàm.

    Chi phí cạo vôi răng hiện nha khoa Hoàn Mỹ đang áp dụng có giá chênh lệch từ 200 – 500 ngàn, tùy vào tình trạng răng miệng, độ tuổi. Để có hàm răng sạch sẽ, thơm tho, can thiệp kịp thời thì với số tiền mà quý bệnh nhân bỏ ra thì không đáng phải suy nghĩ nhiều. Để biết được chuẩn xác nhất cạo vôi răng giá bao nhiêu tiền thì bạn cần đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn.

>>> xem thêm: cao răng là gì


 

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Làm thế nào để hạn chế mùi hôi miệng

Một số người lại không nhận ra hơi thở của mình có vấn đề bởi vì mọi người xung quanh ngại nói cho họ biết điều tế nhị đó. Chứng hôi miệng khiến bạn ngại khi giao tiếp với người khác.

Thật may mắn, vấn đề này có thể được điều chỉnh một cách dễ dàng. Những điều có thể giúp cải thiện tình trạng hơi thở “rau mùi” của bạn đó là: vệ sinh răng miệng tốt, thường xuyên đến nha sĩ để kiểm tra, và loại trừ bất kỳ yếu tố nào có thể làm cho hơi thở của bạn trở nên khó chịu (như một số loại thuốc, chế độ ăn, và thực phẩm).John Woodall - một nha sĩ tại Raleigh đã cho rằng: “Chắc chắn là hơi thở hôi có thể làm hỏng một mối quan hệ”.

1.  Bạn có bị hôi miệng không?

Hôi miệng thường được gây ra bởi sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng gây viêm và tiết ra mùi độc hại, khó chịu hoặc các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.

Hầu hết mọi người đều có hơi thở khó chịu tại cùng một số thời điểm, chẳng hạn như khi vừa thức giấc vào buổi sáng.

Nếu bạn không chắc chắn về hơi thở của mình, cách tốt nhất để tìm hiểu là nhờ một người thân kiểm tra giúp – “Liệu hơi thở của tôi có mùi không?”.

“Bởi vì thực sự khó có thể nói một mình” - Tina Frangella, DDS, một nha sĩ ở New York, nói với WebMD.

Làm thế nào để giảm đau nhức răng hàm hiệu quả

2.  Nguyên nhân gì gây ra chứng hôi miệng?

Không có thống kê về tỷ lệ phần trăm dân số có hơi thở hôi. Đó là bởi vì các nghiên cứu thường dựa vào báo cáo của một số người nào đó và có thể không chính xác.

>>> xem thêm: chống hôi miệng

Nhưng nghiên cứu cho thấy, khoảng 80% những người hôi miệng có nguyên nhân xuất phát từ vấn đề răng miệng.

Ví dụ: sâu răng, bệnh nướu răng có thể dẫn đến hôi miệng; hay do thức ăn bị mắc kẹt trong các ngóc ngách, vết sưng tấy của amidan ; vết nứt vỡ, những rãnh ở vùng sần sùi của răng giả không được vệ sinh sạch sẽ cũng dễ gây ra mùi khó chịu trong khoang miệng.

Bạn cũng sẽ muốn đi khám bác sĩ để loại trừ những vấn đề như trào ngược axit, chất lỏng sau miệng nhỏ giọt xuống cuống họng, và những nguyên nhân khác gây khô miệng mãn tính.Một số tình trạng bệnh lý trong cơ thể cũng có thể khiến cho hơi thở của bạn xuống dốc nhanh chóng. Tiêu biểu nhất phải kể đến bệnh tiểu đường, bệnh gan, viêm đường hô hấp và viêm phế quản mãn.

3.  Thường xuyên đến gặp nha sĩ để kiểm tra

Khi đã xác định được nguyên nhân gây hôi miệng, hãy cố gắng giữ các cuộc hẹn theo lịch trình với các nha sĩ tại phòng khám.

“Bạn sẽ thực sự muốn gặp nha sĩ 6 tháng một lần hoặc ít nhất là mỗi năm 1 lần," Frangella nói.

4.  Thường xuyên đánh răng

Vệ sinh răng miệng tốt cũng là chìa khóa để chống hôi miệng. Tốt nhất, bạn nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để giúp giảm vi khuẩn gây mùi hôi trong miệng.

Frangella khuyến cáo sử dụng một bàn chải đánh răng điện bởi lí do bàn chải đánh răng điện phân phối một chuyển động thẳng đều, giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn so với khi sử dụng bàn chải đánh răng bằng tay truyền thống.

Một số loại nước súc miệng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng, làm giảm vi khuẩn gây mảng bám và chống hôi miệng. Chú ý đến loại nước chứa chất sát khuẩn hoặc kháng khuẩn, chứ không phải tìm loại có tác dụng như mỹ phẩm – chỉ đơn thuần làm cho hơi thở thơm mát.

5.  Cân nhắc thực phẩm bạn ăn hàng ngày

Những gì bạn ăn ảnh hưởng đến những gì bạn thở ra. Đó là bởi vì sau khi thức ăn được tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thu vào máu thì mùi vị sẽ bị đẩy ra bởi phổi của bạn khi hít thở.

Nên ăn chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng ở mức độ đều đặn. Một số chế độ ăn - chẳng hạn như ăn chay cực đoan và chế độ ăn Low carb (ít calory) – dễ làm cho bạn có mùi hôi trong hơi thở.

>>> xem thêm: bệnh hôi miệng có chữa được không

Tránh ăn tỏi, hành, và một số loại thực phẩm nhiều gia vị khác. Người sử dụng tỏi thường xuyên có thể không chỉ có hơi thở hôi mãn tính, họ cũng thường có mùi cơ thể, Woodall nói.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Mẹo chữa sâu răng hiệu quả tại nhà

Đau sâu răng thường gây nhiều cơn đau nhức dai dẳng khó chịu, nhất là vào buổi tối, ảnh hưởng đến giấc ngủ và tinh thần làm việc của bạn. Sau đây là tổng hợp cách chữa sâu răng hiệu quả

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau răng là bởi sâu răng, bệnh nướu răng, viêm lợi, vỡ răng, nha chu, hôi miệng hoặc bất kỳ chấn thương nào của răng.Sâu răng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi lối sống, thực phẩm bạn ăn, cách chăm sóc răng miệng của bạn hoặc do nồng độ Fluor có trong nước và kem đánh răng. Dù là bởi nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai khi bị đau răng cũng cảm thấy rất khó chịu và bất tiện. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nếu không được điều trị lập tức thì bệnh sẽ nặng và đôi khi phải nhổ mất răng.

1. Chanh

Chữa sâu răng bằng chanh là cách chữa sâu răng đơn giản từ nguyên liệu thiên nhiên, dễ thực hiện, an toàn và khá hiệu quả. Bạn hãy dùng nước cốt chanh thoa trực tiếp lên răng sâu. Axit tự nhiên trong nước cốt chanh sẽ giúp làm dịu cơn đau và ngăn chặn sự lây lan rộng hơn của vi khuẩn giúp bạn giảm đau nhanh chóng.

2. Muối

Với khả năng sát trùng và kháng khuẩn tự nhiên, muối là loại gia vị rất hữu dụng giúp bạn giảm đau răng và sát khuẩn vùng miệng. Súc miệng với nước muối ấm mỗi ngày không chỉ giúp bạn làm sạch vòm miệng, ngăn ngừa một số bệnh sâu răng miệng mà còn làm giảm các triệu chứng đau, nhức răng một cách hiệu quả.

3. Tỏi

Tỏi là một trong những vị thuốc tự nhiên có công dụng sát khuẩn, kháng viêm rất tốt. Để giảm đau nhức răng với tỏi, bạn có thể dùng tỏi giã nát với vài hạt muối tinh, chắt lấy dung dịch nước ép tỏi rồi dùng bông sạch thấm vào dung dịch và chấm lên những vùng răng đau.

4. Gừng

Gừng là vị thuốc đông y có tính nóng, có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, giảm sưng. Do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng gừng tươi để chữa đau và hạn chế tình trạng sưng, viêm nướu do sâu răng. Bạn chỉ cần dùng một vài lát gừng mỏng hoặc nước ép gừng nhỏ vào vùng răng đau, các cơn đau của bạn sẽ nhanh chóng giảm đi giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

5. Dùng nước súc miệng chữa sâu răng

Dùng nước súc miệng để súc miệng cho sạch những vi trùng hay vi khuẩn còn lại trong miệng. Điều này sẽ đảm bảo rằng răng của bạn được sạch sẽ và không có sự tích tụ của vi trùng lẫn vi khuẩn, và có thể làm giảm chứng đau răng.

6.Chườm đá chữa đau răng.

Một trong những biện pháp tốt nhất để làm giảm đau cho răng là chà các khu vực răng bị đau với nước đá. Làm như vậy vài lần trong ngày. Nước đá sẽ gây tê và do đó giảm bớt sự đau đớn.

7. Hạt tiêu và Húng quế chữa đau răng.

Hạt tiêu đen và húng quế đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi người và không khó để tìm thấy ở bất cứ khu chợ nào. Hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm còn húng quế hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn. Bạn ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.

8. Uống nước trà xanh chữa đau răng cho hàm răng đẹp

Trà xanh có tính chất kháng khuẩn cao và có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của sâu răng. Súc miệng với trà xanh có thể giúp làm lành áp-xe hoặc viêm nướu. Cách đơn giản là bạn nấu nước trà xanh để súc miệng nhiều lần trong ngày.

Trà xanh chống ô-xy hóa, chống viêm và sát trùng tốt. Súc miệng với trà xanh không đường sẽ giúp bạn giảm đau răng.

9. Hành Tây chữa đau răng.

Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng cũng giống như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Mẹo hay giúp giảm ê buốt răng ngày tết

Ê buốt răng là hiện tượng gặp phải và ảnh hưởng tới rất nhiều người. Hiện tượng này thường thấy được khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc đồ ăn có tính axít. Một vào cách làm răng hết ê buốt dưới đây sẽ giúp bạn giảm được tình trạng này để ăn uống thoải mái hơn trong dịp Tết.

Trong điều kiện bình thường, ngà răng bên trong (lớp bao quanh dây thần kinh) được bao phủ bởi men răng. Theo thời gian, lớp men bao phủ trở nên mỏng hơn và do vậy có ít tác dụng bảo vệ hơn. Nướu cũng có thể tụt theo thời gian để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng.

Ngà răng chứa một số lượng lớn những ống nhỏ đi từ bên ngoài răng đến các dây thần kinh nằm ở trung tâm của răng. Khi ngà bị lộ, những ống này có thể bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm dấn đến tình trạng ê buốt răng.

Ê buốt răng cũng là một hiện tượng rất phổ biến, thường xảy ra với các bà mẹ sau sinh. Nguyên nhân thường là do ngà răng bị lộ, tiếp xúc trực tiếp với thức ăn cứng hoặc nhiều acid, hoặc do bệnh nha chu. Cảm giác ê răng cứ xuất hiện rồi biến mất sau vài phút, cứ tưởng như đơn giản nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi không ăn được các thức ăn nóng, các bà mẹ đành phải chọn ăn nguội uống nguội để giảm ê buốt. Và điều này ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho các bà mẹ, vì thức ăn còn nóng luôn chứa đầy đủ dinh dưỡng nhất.

>>> xem thêm: răng thưa phải làm sao

Một số mẹo hay giúp “đánh bay” nỗi lo ê buốt răng:

 Nhai trà xanh

Trà xanh giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần khác bổ trợ cho quá trình hình thành lớp men protein cứng bảo vệ cho răng. Axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi. Bạn có thể nhai 1 gram trà xanh trong 5 phút, ba lần một ngày.

Dùng tỏi sống chà lên răng

Tỏi có chứa florua, allicin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại những kích thích từ bên ngoài như đồ lạnh, cay… Tỏi sống thái lát để ngoài 5 phút, sau đó chà xát vào răng trong ba phút, làm ba lần một ngày.

Tráng dầu vitamin E

Vitamin E giúp phục hồi hoạt động của các mô xung quanh răng. Trước tiên bạn nên súc miệng bằng nước ấm rồi dùng các viên nang dầu vitamin E nguyên chất đổ lên trên răng, ngậm trong vòng nửa tiếng đồng hồ và không uống nước, có thể làm ba lần một ngày.

>>> xem thêm: làm gì khi bị mẻ răng

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng hiệu quả

Hôi miệng là bệnh khá phổ biến ở nhiều người, nó khiến bạn thấy mất tự tin khi giao tiếp với người đối diện. Vậy nguyên nhân của chứng hôi miệng là do đâu và cách điều trị hôi miệng như thế nào, liệu có phải nguyên nhân bắt nguồn từ răng miệng. Bạn cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Thế nào là hôi miệng?

     Hơn 90 triệu người cảm thấy khó chịu với chứng hôi miệng. Hầu hết trường hợp bắt nguồn từ nướu và ở lưỡi, mùi hôi được hình thành do vi khuẩn từ răng bị sâu, mảnh vụn thức ăn đọng ở kẻ răng sinh ra khí sulfur tạo mùi hôi và hơn hết là tình trạng vệ sinh răng miệng quá kém.

Cách-làm-giảm-ê-buốt-răng-đơn-giản-và-hiệu-quả-nhất-1

Nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng.

     – Thức ăn cũng có thể ảnh hưởng đến hơi thở của các bạn như tỏi, hành tây.

     – Vệ sinh răng miệng kém, không lấy sạch những mảnh vụn thức ăn còn đọng lại nơi kẻ răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi tạo mùi hôi.

     – Răng sâu, lỗ hổng của răng sâu là nơi tích tụ thức ăn thừa và là nơi vi khuẩn sinh sôi nảy nở lý tưởng.

    – Lưỡi bẩn, có nhiều vựa trắng sẽ là nơi vi khuẩn phân hủy tạo mùi hôi.

     – Hút thuốc lá hoặc bia rượu nhiều cũng có thể làm hơi thở khó chịu.

     – Khô miệng, vì vậy bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, tốt cho sức khỏe toàn thân và răng miệng.

     – Bạn gặp vấn đề về đường hô hấp.

     – Hở van dạ dày, khiến hơi thở có mùi.

     – Hôi miệng cũng có thể  xuất hiện ở những trường hợp nhiễm trùng về nướu răng, suy gan, thận…

     – Tuổi tác cũng là một vấn đề.

Cách nhận biết hôi miệng.

     – Tự bản thân mình nhân biết, bằng cách lấy một ít nước bọt và tự ngửi xem có mùi hay không.

     – Khi nói chuyện nhờ một người đứng đối diện để nhận xét mức độ tạo mùi của miệng.

     – Cách này hiện đại và cho kết quả chính xác nhất, đó là đo nồng độ hôi miệng bằng Halimeter.

Cách điều trị bệnh hôi miệng của Trung tâm Nha Khoa Việt Pháp.

* Vệ sinh răng đúng cách là cách điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả.

  – Đánh răng ít nhất ngày 2 lần sáng và tối và đồng thời sử dụng chỉ nha khoa.

  – Làm sạch lưỡi sau mỗi lần đánh răng để hạn chế vi khuẩn gây hôi miệng.

  – Nên nhai kẹo cao su không đường để làm sạch và tăng cường khả năng tiết nước bọt của khoan miệng.

  – Thường xuyên uống nước để giữ ẩm cho khoan miệng.

  – Nếu bạn mang răng giả tháo lắp thì nên vệ sinh nó mỗi bữa ăn nhé.

   – Ngậm nước muối, nước súc miệng

   – Chọn kem đánh răng chứa nhiều flour làm chắc răng và hạn chế sâu răng.

   – Chọn bàn chải đánh răng có lông tròn và mềm để không gây tổn thương cho nướu và ít nhất 3 tháng bạn phải thay bàn chải mới.

      Vậy nên 6 tháng nen đến nha sỹ để lấy vôi răng và khám răng định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các bệnh về răng miệng. Một nụ cười duyên dáng, một hàm răng chắc khỏe trắng sáng và một hơi thở thơm mát chính là những nét đẹp tạo nên sự quyến rũ và hấp dẫn.